Tuổi dậy thì đang có xu hướng trẻ hóa
Cha mẹ nào cũng mong con khỏe mạnh, phát triển, nhưng trẻ phát triển quá nhanh, đặc biệt nếu thấy cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của dậy thì sớm, nhất là tình trạng trẻ hóa độ tuổi dậy thì càng trở thành mối quan tâm, lo lắng của nhiều bậc cha mẹ.
Tại Việt Nam, tuổi dậy thì ở trẻ vị thành niên đang có xu hướng trẻ hóa. Nếu cách đây hơn 10 năm, tuổi dậy thì trung bình ở trẻ VN là 13-14 tuổi thì hiện nay giảm xuống còn 10,4 tuổi.
Đáng nói, những trẻ dậy thì từ 8-9 tuổi, thậm chí mới 3 tuổi ngày một nhiều. Hệ lụy của dậy thì sớm không đơn giản là sự thay đổi tính nết, lúc vui lúc buồn mà đáng kể đó sự ảnh hưởng cả về thể chất lẫn tinh thần….
Dậy thì sớm là khi trẻ có những hiện tượng đặc trưng giới tính xuất hiện như bé trai sớm có râu, yết hầu lớn lên, tiếng nói trầm khan hay bé gái có âm vật và tuyến vú phát triển sớm.
Việc dậy thì sớm sẽ làm cho bản thân trẻ cảm thấy sợ hãi, bất an, bạn bè thì thấy lạ lùng và bàn luận, cha mẹ thì lo lắng. Không những thế, những đứa trẻ này luôn luôn cao hơn hẳn so với trẻ cùng lứa tuổi, nhưng sau này, khi bạn bè của chúng dần cao lên thì chúng lại có thân hình tương đối thấp lùn do thời điểm bắt đầu tăng trưởng và ngừng phát triển chiều cao cơ thể cũng đến sớm hơn. Điều nghiêm trọng hơn là những đứa bé này mặc dù dậy thì sớm về sinh lý nhưng tâm lý lại không phát triển sớm. Có thể chúng sẽ gặp phải sự quấy rối tình dục của những kẻ xấu trong xã hội và phải gánh chịu những hậu quả bất hạnh. Do vậy, trẻ dậy thì sớm cần có sự chăm sóc đặc biệt, được kịp thời đưa đến bệnh viện để kiểm tra, điều trị nhằm giải tỏa gánh nặng về tâm lý cho chúng và cha mẹ, cải thiện chiều cao cơ thể và tránh nảy sinh những hậu quả nghiêm trọng.
Hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ ngoài có nguyên nhân bắt nguồn từ những rối loạn về mặt sinh dục, nội tiết thì còn có 1 nguyên nhân đáng quan ngại đặc biệt đối với quá trình dậy thì sớm ở trẻ, đó là những khuyến cáo từ các nhà dinh dưỡng về thuốc kích thích tăng trưởng clenbuterol, loại thuốc hay dùng để trộn vào thực phẩm cho bò, heo, gà ăn. Khi cho trẻ sử dụng các thực phẩm từ các loại gia súc, gia cầm này sẽ đồng thời tiếp nhận chất clenbuterol và chất này sẽ ngấm vào từng thớ thịt của con người. Clenbuterol có cấu trúc giống estrogen nên kích thích lên hệ thống nội tiết làm trẻ dậy thì sớm. Bác sĩ Lei Peiyun tại Bệnh viện trẻ em Chongqing, Trung Quốc nhận định: “Việc tiêu thụ quá mức các hoóc môn, chất kháng sinh và chất phụ gia trong thực phẩm cũng như trong thuốc bổ là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh”.
Ngoài ra, việc nhiễm các dẫn chất phtalat, thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa hay đồ chơi trẻ em bằng chất dẻo, nhựa…cũng là nguyên nhân gây ra dậy thì sớm ở trẻ. Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phtalat bị trôi ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người, làm xáo trộn nội tiết và gây ra dậy thì sớm trước tuổi.
Vậy đâu là giải pháp để giảm thiểu hiện tượng dậy thì sớm ở trẻ? Lời khuyên từ các chuyên gia là cần chú trọng bảo vệ môi trường sống và có những chọn lựa đúng về đồ dùng, thực phẩm an toàn cũng như chế độ dinh dưỡng hợp lý để mang đến cho trẻ sự phát triển toàn diện và ngăn ngừa phần nào nguy cơ dậy thì sớm ở trẻ.
Về dinh dưỡng, nên hạn chế cho trẻ ăn các thực phẩm trộn thuốc kích thích tăng trưởng clenbuterol và dùng thuốc bổ không theo chỉ định bác sỹ. Nếu sữa là một trong những khẩu phần không thể thiếu đối với chế độ dinh dưỡng cho trẻ thì không chỉ chú ý đến những dưỡng chất cho trí não, tăng cường sức đề kháng từ những vitamin, tăng cường chiều cao từ canxi mà cần tìm kiếm những sản phẩm có những dưỡng chất hiệu quả trong việc ngăn chặn việc dậy thì sớm.